♦ Hệ thống lọc nước RO công nghiệp luôn được vận hành liên tục để cung cấp nguồn nước sạch cho sản xuất. Với công suất hoạt động như vậy sẽ làm cho vật liệu, thiết bị giảm dần khả năng lọc. Việc bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống là việc làm cần thiết đối với các nhà máy, đơn vị sản xuất. Long Phú xin gửi đến quý khách hàng thông tin chi tiết về nguyên lý và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và quy trình tiếp nhận yêu cầu của dịch vụ bảo dưỡng hệ thống lọc nước công nghiệp qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
ToggleI. Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống lọc nước RO định kì
♦ Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về hệ thống lọc nước RO là gì? để có thể hiểu được rõ hơn lý do tại sao hệ thống cần phải được bảo trì, bảo dưỡng. Quy trình, thời gian bảo dưỡng như thế nào? và lợi ích của việc bảo dưỡng hệ thống đem lại.
1. Tìm hiểu hệ thống lọc nước RO là gì?
– Hệ thống RO là hệ thống máy lọc nước tinh khiết có tác dụng lọc các nguồn nước tự nhiên như nước giếng, nước mưa, nước sông, suối,… thành nước tinh khiết nhờ vào các công nghệ lọc nước tiến tiến. Nước RO sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước sạch tinh khiết theo các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Hệ thống RO được cấu thành từ nhiều thiết bị có chức năng xử lý nước. Hệ thống lọc nước tinh khiết RO bao gồm hai hệ chính là: hệ lọc thô và hệ lọc RO
1.1. Hệ tiền lọc (hệ lọc thô đầu nguồn)
– Hệ lọc thô đầu nguồn gồm 3 cột lọc chứa các vật liệu lọc nước (cột lọc kim loại nặng, cột lọc carbon, cột cation làm mềm nước). Ba cột này có tác dụng xử lý cơ bản nước nguồn trước khi được đưa vào giai đoạn lọc qua màng RO.
– Nước sau khi qua hệ tiền lọc sẽ được đi qua bộ lọc an toàn (lõi lọc PP) có tác dụng giữ lại các tạp chất còn sót lại.
1.2. Hệ lọc công nghệ RO (màng RO)
– Đây là giai đoạn lọc chính, quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước thành phẩm. Lọc RO sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược với lỗ lọc của màng RO rất nhỏ chỉ bằng 0,0001µm = 0,1nm. Với kích thước lỗ lọc rất nhỏ như vậy, màng RO gần như chỉ cho các phân tử nước và một số ion muối khoáng có kích thước nhỏ trong nước đi qua. Toàn bộ các tạp chất hầu hết đều được giữ lại và loại bỏ tại đây theo đường nước thải. Nước sau khi qua hệ lọc RO là nước tinh khiết, đã có thể uống trực tiếp mà không cần phải đun sôi.
– Nước sau khi được xử lý qua màng RO sẽ được tiệt trùng bằng đèn UV diệt khuẩn và đi qua lõi lọc xác khuẩn trước khi đưa vào bồn chứa nước thành phẩm (hoặc trực tiếp đưa đi sử dụng).
Xem các hệ thống máy lọc nước tinh khiết RO tại đây:
2. Mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, thiết bị trong hệ thống lọc nước RO
– Có thể nói rằng, giai đoạn lọc RO là giai đoạn quan trọng nhất trong hệ thống lọc nước tinh khiết RO. Tuy nhiên, giai đoạn lọc thô cũng quan trọng không kém. Hệ lọc thô đầu nguồn đảm bảo nguồn nước cho hệ RO đủ sạch giúp cho màng RO được giảm tải, tăng độ bền và đảm bảo chất lượng nước đầu ra cho hệ thống.
– Ngoài ra, hệ thống RO còn bao gồm các thiết bị giúp cho hệ thống hoạt động trơn chu, ổn định: bơm áp lực, bồn chứa nước, van điều khiển, van điện từ, lưu lượng kế, thiết bị đo áp suất, tủ điện điều khiển, hệ thống đường điện, hệ thống đường ống, van, tê, cút,…
Chính vì vậy, cần có kế hoạch, thời gian cụ thể cho việc bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ các thiết bị trong hệ thống. Bảo dưỡng định kì hệ thống lọc nước giúp hệ thống hoạt động tốt hơn, nhà máy yên tâm hơn khi vận hành.
II. Lý do tại sao cần phải bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO định kì
♦ Qua tìm hiểu sơ bộ về hệ thống lọc nước RO, ta có thể thấy rằng, tất cả các bộ phận thiết bị trong hệ thống hoạt động theo một mô hình khép kín, bất cứ thiết bị hay bộ phận nào xảy ra sự cố sẽ làm giảm chất lượng nước thành phẩm, đồng thời có thể gây hỏng hóc cho các thiết bị khác trên toàn hệ thống. Chính vì vậy, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống là cực kì quan trọng.
1. Các dấu hiệu cho thấy hệ thống RO đến lúc cần được bảo trì, bảo dưỡng
♦ Đối với hệ thống lọc nước đang sử dụng, chưa có kế hoạch bảo dưỡng cụ thể theo chỉ dẫn của nhà cung cấp cần kiểm tra, đánh giá xem hệ thống đã cần phải bảo dưỡng hay chưa. Một số dấu hiệu cho thấy cần được bảo trì, bảo dưỡng như sau:
– Quan sát thấy lưu lượng nước đầu ra giảm 20-50% so với thiết kế ban đầu.
– Chỉ số trên đồng hồ đo áp lực nước ở các cột lọc, màng lọc RO tăng.
– Đồng hồ đo chỉ số chất lượng nước không đạt yêu cầu.
– Bơm RO kêu to hơn bình thường, bơm phát ra tiếng kêu lạch tạch.
– Máy dừng hoạt động.
– Bơm lọc thô (bơm đầu nguồn) kêu to do các cột lọc bị tắc.
– Thời gian sử dụng vật liệu lọc nước đã quá lâu so với chỉ dẫn của nhà cung cấp.
2. Thời gian bảo dưỡng hệ thống lọc nước định kì
Tùy vào công suất hoạt động, lượng nước tiêu thụ của nhà máy sẽ có thời gian bảo dưỡng hoặc thay vật liệu lọc cho hệ thống cụ thể. Thông thường từ 1 – 2 năm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố chất lượng nước nguồn, quá trình vận hành. Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lọc nước cần tuân theo chỉ dẫn của nhà cung cấp.
Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống lọc nước bao gồm:
2.1 Thay thế vật liệu lọc nước
– Các vật liệu lọc trong các cột của hệ lọc thô như cát thạch anh, Mn, than hoạt tính, các hạt làm mềm cation chỉ có tác dụng hấp thụ và trao đổi ion trong một khoảng thời gian sử dụng. Khi các hạt đạt tới trạng thái bão hòa (trạng thái “no”), không thể hấp thụ thêm nữa sẽ mất đi tác dụng ban đầu. Cần được súc rửa hoặc thay thế mới hoàn toàn để khôi phục khả năng hấp thụ của vật liệu lọc nước.
– Thời gian thay thế các vật liệu lọc ở trong các cột được khuyến cáo từ 12 -24 tháng. Tuy nhiên, như đã nói rất nhiều về vấn đề thời gian thay vật liệu lọc nước phụ thuộc và nhiều yếu tố: chất lượng nước nguồn, công suất hoạt động của hệ thống mà sẽ có thời gian thay vật liệu khác nhau.
Tham khảo bài viết “Khi nào cần thay vật liệu cho hệ thống lọc nước” tại đây:
https://locnuocro.com.vn/khi-nao-can-thay-the-vat-lieu-loc-nuoc/
2.2 Thay thế lõi lọc PP
– Tùy từng hệ thống sẽ sử dụng hoặc không sử dụng lõi lọc PP, nhưng trên thực tế hầu hết đều có sử dụng để giảm tải cho màng RO, đồng thời giúp nước thành phẩm tinh khiết hơn. Các lõi lọc có tác dụng lọc các cặn bẩn, vi khuẩn, asen, mangan, sắt còn sót trong nước hoặc phát sinh trên đường ống. Lõi lọc bẩn mất dần đi khả năng lọc, từ đó chất bẩn sẽ dồn về màng RO, làm chúng hoạt động nhiều hơn nên dễ bị tắc màng hoặc hỏng. Nghiêm trong hơn là lõi lọc quá bẩn gây tắc kéo theo lượng nước cấp cho hệ RO thiếu, ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống.
– Thời gian thay thế đươc khuyến cáo từ 2-3 tháng. Việc kiểm tra và thay lõi lọc PP khá đơn giản. Kĩ thuật nhà máy có thể dễ dàng kiểm tra và thay thế.
2.3. Thay thế màng RO
Dấu hiệu cho thấy cần phải thay màng RO:
– Lưu lượng nước thành phẩm giảm nhiều so với công suất thiết kế ban đầu.
– Nước tinh khiết ra ít, đồng thời nước thải nhiều (Trung bình khoảng 7:3).
– Chỉ số TDS tăng cao so với tiểu chuẩn của nước thành phẩm (TDS > 10)
Thời gian thay màng RO:
– Màng RO được các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay thế sau 3- 5 năm sử dụng đối với nguồn nước cơ bản (nước máy, nước tương đối sạch). Vẫn là vấn đề muôn thủa, thời gian thay thế màng RO phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước đầu vào. Nếu nguồn nước bẩn, chứa nhiều tạp chất như Canxi , Fe, Mg, Mn, silicat,… thì thời gian thay màng R.O sẽ sớm hơn, công suất hoạt động lớn cũng là lý do phải thay màng RO sớm.
– Để nâng cao tuổi thọ của màng RO, cần có kế hoạch vệ sinh, sục rửa màng RO trung bình 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy chất lượng nước đầu ra không đạt yêu cầu, lưu lượng nước thành phẩm giảm, nước thải tăng lên theo thiết kế ban đầu 10-15%.
♦ Thay màng RO đúng kịnh kì đem lại nhiều lợi ích và tránh được nguy cơ rủi ro:
– Thay thế màng RO định kỳ sẽ giúp nước đầu ra luôn tinh khiết, chất lượng nước RO luôn ổn định, đạt tiêu chuẩn theo thiết kế.
– Giúp giảm chỉ số TDS của nước.
– Giúp máy bơm hoạt động trơn chu, bền hơn. Theo nguyên lý thiết kế hệ thống, để máy bơm hoạt động tốt, nước qua màng RO phải đạt từ 100 – 120 psi. Thực tế cho thấy, khi màng RO tắc, máy bơm phải chịu áp lực từ 150 – 200 psi. Điều này khiến cho máy bơm phải hoạt động nhiều hơn, tuổi thọ của bơm giảm, yếu dần theo thời gian.
2.4. Bảo dưỡng hệ thống bơm: bơm đầu nguồn, bơm RO, bơm định lượng
– Hệ thống bơm sau một khoảng thời gian sử dụng thông thường là 1 đến 2 năm cần có kế hoạch bảo trì hệ thống và bảo dưỡng máy bơm để kéo dài tuổi thọ cho bơm. Vệ sinh lại các buồng cánh bơm, tra dầu nhớt phần động cơ, kiểm tra các thiết bị khác trong bơm. Việc bảo dưỡng cho hệ thống bơm khá quan trọng. Bơm hỏng là vấn đề khá nhức nhối. Không những làm gián đoạn hoạt động của nhà máy, nó còn tốn kém chi phí vì giá bơm công nghiệp khá cao. Còn chưa kể đến bơm gặp trục trặc có thể gây hỏng hóc cho các thiết bị khác trong hệ thống.
2.5. Kiểm tra các đồng hồ áp, thiết bị đo độ dẫn và các linh kiện, thiết bị khác trong hệ thống
– Vệ sinh, kiểm tra hoạt động của các thiết bị như: lưu lượng kế, đồng hồ áp…
– Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điện điều khiển, các đèn báo, dây dẫn, công tắc,…
– Tiến hành sửa chữa, kết nối lại các bộ phận hư hỏng hoặc đang có nguy cơ, lau rửa các bộ phận bị bẩn, gỉ sét.
– Hiệu chỉnh lại các thiết bị đo, quan trắc.
3. Lợi ích của việc bảo trì hệ thống lọc nước theo đúng định kì
– Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lọc nước đúng định kì sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn, cung cấp đủ lượng nước cho máy bơm hoạt động, bảo vệ màng RO. Tránh được nhiều nguy cơ hỏng hóc trong quá trình vận hành và quan trọng nhất là luôn đảm bảo được chất lượng nước cấp cho sản xuất.
Tham khảo “Dịch vụ bảo dưỡng, thay thế vật liệu cho hệ thống lọc nước công nghiệp” tại đây:
https://locnuocro.com.vn/cong-ty-thay-the-vat-lieu-bao-duong-he-thong-loc-nuoc/
4. Quy trình tiếp nhận yêu cầu bảo dưỡng hệ thống lọc nước công nghiệp
– Công việc bảo trì hệ thống lọc nước công nghiệp giúp hệ thống của nhà máy luôn hoạt động trơn chu và ổn định. Dịch vụ bảo dưỡng hệ thống lọc nước công nghiệp tuân theo quy trình tiếp nhận yêu cầu bảo dưỡng hệ thống từ phía khách hàng như sau:
4.1. Kiểm tra, nhận định tình trạng hiện tại của hệ thống
– Khi tiếp nhận yêu cầu của nhà máy, kĩ thuật sẽ đến và tiến hành kiểm tra mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống lọc nước công nghiệp trước khi bảo trì.
– Đánh giá tổng quan, nhận định tình trạng hiện tại của hệ thống, đưa ra phương án chi tiết cần thay thế hoặc bảo dưỡng. Trao đổi, liệt kê hạng mục công việc, thiết bị, vật tư phục vụ cho quá trình bảo dưỡng hệ thống lọc nước.
4.2. Kiểm tra chất lượng nước đầu so với yêu cầu
– Kiểm tra thông số công suất hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng nước theo thiết kế: nước thành phẩm đã được kiểm định chưa?. Cam kết chất lượng nước đầu ra sau khi bảo dưỡng, hoặc cần phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn.
4.3. Lên phương án bảo dưỡng, thay thế vật liệu, thiết bị lọc nước, nâng cấp hệ thống nếu cần
– Lên phương án và tiến hành thay thế vật liệu lọc nước, thay màng RO, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống, kiểm tra đường ống,…
– Kiến nghị nâng cấp hệ thống lọc nước để đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo yêu cầu của nhà máy (nếu cần). Sửa chữa thay thế lõi lọc, linh kiện theo định kỳ. Rửa màng hồi phục khả năng lọc của màng RO (nếu như chưa cần thiết phải thay mới). Nâng độ pH đạt chuẩn theo yêu cầu.
– Đảm bảo hoạt động của hệ thống lọc nước luôn ổn định sau khi bảo dưỡng.
4.4. Hoàn thành quy trình bảo dưỡng, nghiệm thu, bàn giao vận hành hệ thống đưa vào sử dụng
– Kết thúc quá trình bảo dưỡng hệ thống, giải phóng, vệ sinh, vận chuyển thiết bị, vật liệu cũ đến nơi quy định.
– Chuyển giao công nghệ kèm hướng dẫn vận hành chi tiết. Bàn giao, nghiệm thu hệ thống lọc nước và đưa vào sử dụng.
4.5. Công ty cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO uy tín
♦ Qua bài viết này, Chúng tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO công nghiệp của Long Phú cung cấp. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng với các đơn vị, nhà máy khi vận hành hệ thống.
Quý khách hàng cần tìm hiểu, hoặc có nhu cầu bảo dưỡng, thay thế vật liệu lọc nước định kì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất từ ngũ kĩ thuật có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xử lý nước. Xin cảm ơn!