Hệ thống lọc nước tinh khiết RO công nghiệp. 1. Giới thiệu công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược màng RO. - Công nghệ lọc nước RO là hệ thống áp dụng nghệ hiện đại bằng cách sử dụng màng lọc RO vào xử lý nước. RO là tên viết tắt trong tiếng Anh của từ Reverse Osmosis - thẩm thấu ngược. Công nghệ lọc nước RO được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước và phát triển hoàn thiện vào thập niên 70. Ban đầu công nghệ RO nó được nghiên cứu, ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Hoa Kỳ. Ngày nay, công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước cấp cả trong đời sống lẫn sản xuất như: sản xuất nước tinh khiết uống trực tiếp, sản xuất thực phẩm, dược phẩm, phòng thí nghiệm, điện tử hay các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chính xác đòi hỏi độ tinh khiết cao của nước cấp. - Hệ thống RO là hệ thống hoàn chỉnh, hoạt động theo quy trình khép kín, được cấu thành từ các cấp lọc khác nhau. Trong đó, màng RO là trung tâm, cũng là bộ phận quan trọng nhất, nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp và các chất rắn có trong nước,… tạo thành nước sạch tinh khiết theo tiêu chuẩn. 2. Thông tin cơ bản hệ thống lọc nước công nghệ RO ♦ Hệ thống lọc nước tinh khiết RO công nghiệp được thiết kế vận hành hoàn toàn tự động bằng hệ điều điều khiển PLC. Giúp cho người vận hành chủ động hơn, giảm thời gian dừng máy, nâng cao tuổi thọ của hệ thống, tiết kiệm chi phí thuê người vận hành cũng như bảo trì và sửa chữa hệ thống. Người vận hành chỉ thực hiện việc bổ xung muối (NaCL) vào thùng đựng chứa dung dịch hoàn nguyên để hệ thống tự động hút muối hoàn nguyên vật liệu cation làm mềm nước. 3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống nước tinh khiết RO công nghiệp. 3.1. Cấu tạo của hệ thống lọc nước RO ♦ Cấu tạo hệ thống RO hoàn chỉnh bao gồm: ① Hệ bơm lọc áp lực ② Hệ tiền xử lý hay gọi là hệ lọc thô gồm 3 cột lọc ③ Hệ lọc tinh hay gọi là hệ lọc an toàn ④ Bồn trung chuyển ⑤ Hệ bơm áp cao ⑥ Hệ lọc RO ⑦ Hệ lọc RO cấp 2 (nếu có) ⑧ Hệ thống bồn thành phẩm ⑨ Hệ bơm cấp đi sử dụng ⑩ Hệ diệt khuẩn gồm Đèn UV diệt khuẩn và bộ lọc xác khuẩn. 3.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống lọc nước tinh khiết RO. - Như đã trình bày ở trên, hệ thống lọc nước tinh khiết R.O được thiết kế vận hành hoàn toàn tự động. Quy trình hoạt động của hệ thống lọc nước RO như sau: ①. Bơm lọc áp lực lấy nước nguồn đẩy vào cột lọc đa tầng, chất liệu cột bằng composite hoặc inox, bên trong chứa sỏi đỡ, cát thạch anh, mangan. Nhờ chế độ làm việc tự động của Autovale 3 cửa hệ lọc này có tác dụng loại bỏ các thành phần kim loại nặng có trong nước như Fe+, Mn+, Cu, Zn, giảm độ bền vững trong liên kết. ②. Nước đã được lọc ở cột lọc đa tầng tiếp tục được đẩy sang cột lọc hấp thụ, chất liệu cột bằng composite hoặc inox, bên trong chứa than hoạt tính (carbon). Nhờ chế độ làm việc tự động của Autovale 3 cửa hệ lọc có tác dụng khử các tạp chất hữu cơ, khử các khoáng chất độc hại, khử mùi clo, khử các mùi lạ có trong nước, hấp thụ amoniac, giải phóng Hyđrocacbon thơm và đa vòng… ③. Tiếp theo nước được đẩy vào cột làm mềm, chất liệu cột bằng composite hoặc inox, bên trong chứa các hạt nhựa cation. Kết hợp cùng Autovale 5 cửa lọc hệ có tác dụng loại bỏ thành phần làm tăng độ cứng của nước như: Ca, Mg, các chất ô nhiễm có trong nước, các kim loại nhẹ khác và làm mềm nước, làm tan vỡ các liên kết các gốc, loại bỏ hàm lượng selen, giảm các gốc muối Cl - (clorua). ④. Sau khi nước được lọc qua ba cột lọc trên thì tiếp tục đẩy qua bộ lọc tinh (micro filter) hay còn gọi là bộ lọc an toàn. Chất liệu bằng inox, bên trong chứa các lõi lọc 5µm có tác dụng loại bỏ bùn, cát, những cặn lơ lửng ≤ 5µm và chứa vào bồn trung chuyển. ⑤. Bơm trục đứng hút nước từ bồn trung chuyển, dưới áp lực cao đẩy vào hệ lọc R.O, màng lọc công nghệ thẩm thấu ngược R.O có kích thước lỗ lọc rất nhỏ, chỉ khoảng 0.0001µm = 0.1nanomet, màng lọc R.O chỉ cho phép những phân tử nước đi qua, sau quá trình lọc sẽ thu được khoảng 70% nước tinh khiết, khoảng 30% còn lại là các ion sẽ được đẩy ra ngoài theo đường nước thải. Nước tinh khiết được đưa vào bồn chứa nước thành phẩm RO. ⑥. Trước khi nước tinh khiết được phân phối vào các điểm sử dụng sẽ tiếp tục được thanh trùng bằng máy sục khí ozon, hệ thống đèn UV diệt khuẩn và bộ lọc xác khuẩn chứa các lõi lọc có kích thước 0.2micron nhằm giữ lại tất cả các xác của vi khuẩn vừa được tiêu diệt bằng hệ thống đèn UV. ♦ Chất lượng nước thành phẩm: Nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 6-1: 2010/BYT là quy chuẩn Quốc gia cao nhất dành cho nước uống trực tiếp hiện nay. ♦ Hệ thống RO 2 cấp lọc: Đối với một số ngành sản xuất yêu cầu chất lượng nước cao hơn, cần phải thiết kế hệ thống sử dụng 2 cấp lọc RO Nguyên lý hoạt động giống hệ RO cấp 1 và cấu tạo liền sau hệ RO cấp 1 và liền trước hệ diệt khuẩn. ⑦. Bơm trục đứng cấp 2 lấy nước từ bồn thành phẩm RO cấp 1 đẩy vào hệ lọc thẩm thấu ngược RO cấp 2. Với 2 cấp lọc RO, nước thành phẩm luôn đảm bảo được độ tinh khiết cao. Đồng thời giảm tải sức làm việc cho hệ RO cấp 1 giúp nâng cao tuổi thọ của hệ thống. ♦ Với những ưu điểm vượt trội của công nghệ lọc RO, đồng thời phù hợp với nguồn nước ở Việt Nam. Chính vì vậy, công nghệ RO được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực xử lý nước cấp cho các ngành công nghiệp. Công nghệ RO là hệ tiền lọc hoàn hảo cho hệ thống xử lý nước siêu tinh khiết (RO -DI - EDI - Mixbed).
1. Giới thiệu công nghệ khử khoáng DI. - Công nghệ lọc nước DI (tên tiếng anh Deionized water) hay công nghệ khử ion nước (khử khoáng, tách khoáng). Hệ thống xử lý nước DI là nước sau quá trình xử lý đã được loại bỏ hoàn toàn các ion phổ biến có trong môi trường nước tự nhiên như canxi, sắt, đồng, clorua, sunfat, nitrat … Hiện nay có hai công nghệ đều được sử dụng nhằm xử lý triệt để các ion có trong nước là công nghệ trao đổi ion và công nghệ sử dụng thiết bị điện cực hoá EDI. - Công nghệ khử khoáng DI sử dụng nhựa trao đổi ion hay thiết bị khử khoáng điện tử EDI được ứng dụng trong ngành sản xuất như y tế, dược phẩm, thực phẩm, sản xuất điện tử, bán dẫn, sản xuất thiết bị y tế trong phòng phẫu thuật, sản xuất xi mạ, sơn, thấu kính… và các ngành công nghiệp yêu cầu khắt khe độ siêu tinh khiết của nguồn nước. Hệ thống DI sử dụng công nghệ RO làm tiền xử lý. Sau hệ thống RO, nước được đưa vào giai đoạn khử khoáng, loại bỏ hoàn toàn các ion còn sót lại. Nước DI thu được là nước siêu tinh khiết. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống RO kết hợp công nghệ khử khoáng DI. 2.1. Cấu tạo của hệ thống xử lý nước RO - DI. ♦ Cấu tạo hệ thống RO - DI gồm: ① Hệ bơm lọc áp lực ② Hệ tiền xử lý hay gọi là hệ lọc thô ③ Hệ lọc tinh hay gọi là hệ lọc an toàn ④ Bồn trung chuyển ⑤ Hệ bơm áp cao ⑥ Hệ lọc RO ⑦ Bồn chứa nước thành phẩm RO ⑧ Bơm áp lực hệ DI ⑨ Hệ DI số 1 khử ion dương ⑩ Hệ DI số 2 khử ion âm hoặc ⑪ Hệ DI mixbed ⑫ đèn UV diệt khuẩn ⑬ Hệ lọc xác khuẩn ⑭ Bồn thành phẩm DI. 2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RO - DI. ♦ Hệ thống khử khoáng bằng phương pháp trao đổi ion sử dụng hạt Cation và Anion (hoặc Mixbed). ♦ Hệ thống được thiết kế vận hành hoàn toàn tự động bằng biến tần và bộ lập trình PLC. ① Giai đoạn lọc thô và lọc RO tuân theo nguyên lý của hệ thống xử lý nước tinh khiết RO. ② Bơm áp lực lấy nước từ bồn thành phẩm RO đẩy vào cột lọc DI số 1 chất liệu cột bằng composite, bên trong chứa các hạt nhựa Cation. Kết hợp cùng Autovale 5 cửa lọc hệ có tác dụng loại bỏ các ion dương tồn tại trong nước. Khi hạt no được tái sinh bằng hoá chất Xút NaOH. ③ Tiếp tục nước được đẩy sang cột lọc DI số 2 chất liệu cột bằng composite, bên trong chứa các hạt nhựa Anion. Kết hợp cùng Autovale 5 cửa lọc hệ có tác dụng loại bỏ các ion âm tồn tại trong nước. Khi hạt no được tái sinh bằng HCl. ♦ Nước thành phẩm của công nghệ trao đổi ion có độ dẫn điện cực thấp
Công nghệ EDI trong hệ thống xử lý nước công nghiệp. 1. Giới thiệu công nghệ EDI. - Công nghệ xử lý nước EDI (viết tắt của điện cực hóa có tên tiếng anh Electro – de – ionzation) là một kỹ thuật xử lý làm nước siêu tinh khiết. Công nghệ này là sự kết hợp giữa kỹ thuật trao đổi ion, màng trao đổi ion, kỹ thuật phân cực của dòng điện, điện phân (điện thẩm tách). Sau quá trình trao đổi ion, thẩm tách điện xảy ra hiện tượng điện phân nước thành ion H+ và OH- có tác dùng hoàn nguyên hạt nhựa trao đổi mà không cần dùng đến hóa chất. Quá trình khử ion nước trong thiết bị EDI được diễn ra liên tục. Đây là một công nghệ mang tính cách mạng trong ngành xử lý nước. Mô-đun EDI là một cải tiến lớn trong lĩnh vực khử ion trong nước (khử khoáng). - Công nghệ EDI trong xử lý nước ngày càng được dứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất yêu cầu khắt khe độ an toàn và siêu tinh khiết của nước như: ngành Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm vắc xin, công nghiệp điện tử sản xuất vi mạch, công nghiệp điện lực, công nghiệp năng lượng sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp quang điện tử, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sơn xi mạ,… 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước EDI hoàn chỉnh. 2.1. Cấu tạo của hệ thống xử lý nước RO - EDI – Mixbed. Hệ thống xử lý nước EDI hoàn chỉnh bao gồm hệ tiền lọc để đảm bảo các tiêu chuẩn nước đầu vào cấp cho EDI và hệ thống đánh bóng, khử khoáng bằng nhựa Mixbed ngay sau thiết bị EDI. Với sự kết hợp hoàn hảo của sự kết hợp các công nghệ RO - EDI. – Mixbed, nước thành phẩm luôn có độ tinh khiết cao và ổn định. - Cấu tạo hệ thống RO - EDI - Mixbed gồm: ① Hệ bơm lọc áp lực ② Hệ tiền xử lý hay gọi là hệ lọc thô ③ Hệ lọc tinh hay gọi là hệ lọc an toàn ④ Bồn trung chuyển ⑤ Hệ bơm áp cao ⑥ Hệ lọc RO cấp 1 ⑦ Hệ lọc RO cấp 2 ⑧ Bồn chứa nước RO ⑨ Bơm áp lực ⑩ Hệ EDI ⑪ Hệ DI mixbed ⑫ Hệ diệt khuẩn gồm Đèn UV và bộ lọc xác khuẩn ⑬ Bồn nước hoàn ⑭ Hệ tuần hoàn. 2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước RO - EDI - DI Mixbed. ♦ Hệ thống được xử lý nước siêu tinh kết EDI được lập trình điều khiển hoàn toàn tự động bằng PLC. ① Hệ lọc thô => Hệ lọc RO cấp 1 => Hệ lọc RO cấp 2 hoạt động tuân theo nguyên lý của hệ thống xử lý nước tinh khiết RO. ② Bơm áp lực đẩy nước vào thiết bị khử khoáng điện tử EDI. Nguyên lý khử khoáng (khử ion trong nước và hoàn nguyên – tái sinh nhựa trao đổi) của thiết bị EDI như sau: + Khử ion: Đây là quá trình loại bỏ các ion nhờ tác dụng của các cation mang tích điện dương và anion mang tích điện âm. Nhựa trao đổi cation trong hình thức hydro sẽ loại bỏ các cation như canxi, magie, kali, lưu huỳnh, amoni,… Nhựa trao đổi anion trong hình thức hydroxit thay thế các anion như clorua, bicacbonat, sulfat, nitrat, silica,… bằng ion hydroxit. Kết quả của việc trao đổi các ion trong nước là các ion H+ và ion OH- thay thế cho các ion cation và anion trong nước kết hợp với nhau tạo thành nước tinh khiết (H2O). + Di chuyển ion: Trong thiết bị EDI, nguồn điện cung cấp một dòng điện giữa 2 cực Anode (+) và Cathode (-), dòng điện di chuyển giữa các cực từ cực dương đến cực âm. Khi các ion bị loại bỏ khỏi nước cấp, các cation bị hút đến cực âm, các anion bị hút đến cực dương. Khi nước cấp được đưa vào thiết bị EDI, các ion tích điện dương di chuyển qua nhựa cation và di chuyển qua màng trao đổi cation vào khoang tập chung do bị hút đến cực âm. Tương tự như vậy thì các ion tích điện âm đi chuyển qua nhựa anion và di chuyển qua màng trao đổi anion và khoang tập trung do bị hút đến cực dương. Khi các ion di chuyển qua các màng vào khoang tập trung sẽ không thể di chuyển đến điện cực do việc bố trí vị trí của màng, màng cation nằm về phía cực dương và màng anion nằm về phía cực âm. Nước tại hoang tập trung là nước thải có chứa các cation và anion cần loại bỏ. + Tái sinh: Khác với trao đổi ion truyền thống, khi nhựa cation và anion đã thay thế hết các ion H+ và OH- cần phải tái sinh bằng hóa chất axit và xút (gốc H+ và OH-). Thiết bị EDI sử dụng dòng điện được sử dụng trên toàn module EDI. Theo nguyên lý điện thẩm tách, dòng điện gây ra một tỉ lệ nhỏ các phân tử nước phân ly thành các ion hydro (H+) và hydroxit (OH-) có tác dụng liên tục tái sinh nhựa cation và nhựa anion mà không cần phải dừng thiết bị để tái sinh, không phải dùng đến hóa chất. Quy trình hoạt động của hệ thống lọc nước EDI được diễn ra liên tục và có tính ổn định cao. + DI mixbed: Nước sau khi được xử lý qua module EDI sẽ được đẩy vào cột composite chứa các hạt nhựa resin hỗn hợp Mixbed (hỗn hợp Cation và Anion) có nhiệm vụ “đánh bóng” nước, sau đó tiếp tục chạy qua hệ thống đèn UV diệt khuẩn, qua bộ lọc xác khuẩn có kích thước lỗ lọc 0.2µm. Sau khi hoàn tất quá trình xử lý, nước đã đạt tiêu chuẩn siêu tinh khiết và được đưa về bồn chứa nước thành phẩm DI (bồn vi sinh Inox kín chất liệu 316 hoặc 304) thực hiện quy trình của hệ tuần hoàn. Tại đây, nước đã đảm bảo tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng. + Hệ tuần hoàn: Trên đường phân phối nước đến các điểm thu nước sử dụng và trên đường nước hồi về chúng tôi đã thiết kế hai hệ thống đèn UV diệt khuẩn và bộ lọc xác khuẩn nhằm tiêu diệt các vi khuẩn tồn tại trong nước do tiếp xúc từ bồn chứa, đường ống tại hệ thống hoặc trong nước tuần hoàn về từ điểm sử dụng. ♦ Chất lượng nước đầu ra: Nước thành phẩm của hệ thống xử lý nước siêu tinh khiết RO - EDI - DI Mixbed đạt tới 18.2 MΩ×cm tương đương 0.056 µs/cm. Hiện nay, công nghệ EDI trong xử lý nước ngày càng được ứng dụng rỗng rãi nhờ những ưu điểm vượt trội của công nghệ này mang lại. Long Phú cam kết luôn đem đến sản phẩm chất lượng, giải pháp xử lý nước tối ưu nhất đến với khách hàng.
♦ Tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống lọc nước tốt dựa vào chất lượng nước đầu ra, khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ, trơn chu của máy trong thời gian dài. Để đạt được những tiêu chí này, hệ thống máy lọc nước phải được cấu thành từ rất nhiều các vật tư, linh kiện, thiết bị, vật liệu lọc nước có chất lượng cao và đảm phải đảm bảo về những chức năng xử lý mà chúng đảm nhận. 1. Các loại thiết bị, linh kiện lọc nước sử dụng trong hệ thống xử lý nước công nghiệp. ♦ Các thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lọc nước công nghiệp: - Cột lọc áp lực: các cột có tác dụng chứa vật liệu lọc và xử lý nước theo chức năng của mỗi cột. Loại cột này được làm từ chất liệu: bằng Inox hoặc Composite. - Lõi lọc tinh PP 20ich 5µm: lõi PP có kích thước lỗ lọc nhỏ 5µm có tác dụng giữ lại tất cả các cặn bẩn giúp làm sạch nước và bảo vệ màng RO. - Màng lọc RO: đây là thiết bị chính trong hệ thống lọc nước RO công nghiệp có tác dụng lọc sạch nước, loại bỏ hết các ion kim loại và xử lí 90 % vi khuẩn có trong nước, làm nước có độ tinh khiết cao. - Đèn UV diệt khuẩn: Sử dụng tia cực tím tiêu diệt 99.99% vi sinh vật có hại tồn tại trong nước. - Lõi lọc xác khuẩn: Lõi lọc có khe lọc rất nhỏ chỉ 0.2µm giúp loại bỏ các xác vi khuẩn với kích thước siêu nhỏ sau khi nước được diệt khuẩn qua đèn UV. - Bồn chứa nước (inox vi sinh hoặc bồn chưa thường): là dạng bồn kín, dày, các mối hàn sẽ được xử lý đạt chuẩn vi sinh, bề mặt láng mịn, trên đỉnh lắp một cầu CIP lọc khí vi sinh, cầu vi sinh. Với hệ thống có yêu cầu về độ tinh khiết của nước thấp hơn có thể sử dụng các loại bồn chứa thường bằng compostie, inox. - Tủ điện điều khiển tự động: chương trình hoạt động được thiết kế tự động chạy, dừng theo tín hiệu áp suất, tự động xả nước đầu mỗi lần khởi động, khi áp lực nước đầu vào thấp dưới ngưỡng cho phép tự động dừng bơm cao áp, khi áp lực nước đầu ra quá cao vượt ngưỡng cho phép tự động dừng bơm cao áp và tự động xả áp,... hệ thống được lập trình tự động vận hành và tự dừng hoạt động khi có sự cố xảy ra tránh làm hư hòng các thiết bị trong hệ thống. - Lưu lượng kế: có tác dụng đo, kiểm soát lưu lượng nước thải, lưu lượng nước sạch của hệ thống. - Thiết bị đo áp lực: có tác dụng đo và hiển thị áp lực dòng nước trong hệ thống trước khi đi vào các thiết bị nhằm kiểm soát, bảo vệ để kịp thời có phương án xử lý khi có sự cố, tránh gây hỏng hóc không đáng có cho hệ thống. - Van xử lý nước: van điều khiển có tác dụng điều khiển lưu lượng nước, điều phối dòng chảy cho các dòng nước thành phẩm, nước xả thải, quá trình sục rửa, hoàn nguyên vật liệu, đồng thời làm tăng hiệu quả xử lý nước cho hệ thống. Van xử lý nước có các loại: van 2 cửa, 3 cửa, 5 cửa, van tự động hoặc van tay. - Bơm áp lực: tạo áp lực bơm dòng nước vào các cột lọc, màng lọc,... vận hành các quá trình lọc, sục sửa, hoàn nguyên cho vật liệu. Có 2 loại bơm: bơm nằm và bơm ly tâm trục đứng với nhiều công suất khác nhau. - Ngoài ra còn khá nhiều các linh kiện, thiết bị khác như: vỏ màng RO, thùng đựng dung dịch hoàn nguyên, hệ thống dây điện nội tuyến, khung inox, ống dẫn nước, van, tê, cút,... 2. Một số vật liệu cơ bản sử dụng trong hệ thống lọc nước công nghiệp. ♦ Vật liệu lọc nước là thành phần cơ bản không thể thiếu trong tất cả các hệ thống lọc nước. Chất lượng nước đầu ra có đảm bảo tiêu chuẩn hay không phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu lọc. Thông thường có thể phân ra 2 loại vật liệu lọc nước chính là: vật liệu lọc nước thô đầu nguồn (hệ tiền lọc) và vật liệu xử lý nước siêu tinh khiết DI (khử ion nước sau RO) bằng các hạt nhựa trao đổi ion: Cation, Anion hay hỗn hợp resin Mixbed. 2.1. Vật liệu lọc nước sử dụng trong hệ thống lọc thô đầu nguồn. - Cát thạch anh: Cát thạch anh có hàm lượng SiO2 cao, khoảng 96% - 98% trong thành phần hóa học. Cát thạch anh mang lại hiệu quả cao, làm lắng đọng các chất bẩn có kích thước nhỏ lơ lửng trong nước. Ngoài ra, lớp bề mặt cát sẽ tạo ra lớp màng lọc hỗ trợ cho quá trình lọc, đặc biệt khi Fe(OH)3 kết tủa trên bề mặt cát sẽ giúp hấp thụ Asen có trong nguồn nước. - Cát Mangan: thành phần hóa học là Mn(OH)4 hoặc KMnO4. Lớp vỏ phủ bên ngoài cát mangan có khả năng oxi hóa đó là MnO2.H2O, lớp vỏ này có khả năng làm tăng khả năng tiếp xúc và khả năng oxy hóa của hạt. Mangan có công dụng khử mùi tanh do nước bị nhiễm sắt gây ra, mangan, hydrogen sulfide, asen, kim loại nặng như đồng, kẽm, chì, crom, niken... - Than hoạt tính: được làm một 100% từ những nguyên liệu tự nhiên: gáo dừa, tre. Trong xử lý nước than hoạt tính có khả năng hấp thụ các tạp chất, hữu cơ hòa tan, chất độc hại, khử mầu, khử mùi tanh trong nước. - Hạt Cation làm mềm nước: hạt nhựa làm mềm nước Cation gốc Na+. Nhựa cation có tác dụng loại bỏ các ion gây hiện tượng nước cứng. Cụ thế Hạt làm mềm Cation sẽ hấp thụ các ion gây ra độ cứng nước là Ca2+, Mg2+. - Muối hoàn nguyên: là loại muối có độ tinh khiết cao nhất, với hàm lượng Natri Clorua (NaCl) tối thiểu đạt 99.5 %. Muối tinh khiết được dùng để tái sinh hạt nhựa cation làm mềm nước. 2.2. Vật liệu lọc nước sử dụng trong hệ thống khử khoáng DI. ♦ Hạt nhựa trao đổi ion có tác dụng khử ion trong nước cho ra nguồn nước siêu tinh khiết. + Hạt nhựa Cation khử ion dương: Hạt nhựa cation trong hình thức hydro (H+) sẽ loại bỏ các cation như canxi, magie, kali, lưu huỳnh, amoni,… + Hạt nhựa Anion khử ion âm: Hạt nhựa anion trong hình thức hydroxit (OH-) thay thế các anion như clorua, bicacbonat, sulfat, nitrat, silica bằng ion hydroxit. Kết quả của việc trao đổi các ion trong nước là các ion H+ và ion OH- thay thế cho các ion cation và anion trong nước kết hợp với nhau tạo thành nước tinh khiết. + Hạt nhựa trao đổi ion hỗn hợp Mixbed: cũng theo nguyên lý trao đổi ion để hấp thụ, loại bỏ các ion trong nước. Nhựa Mixbed là Resin hỗn hợp của hạt Cation và Anion, nó có thể hấp thụ đồng thời ion âm và ion dương có trong nước. Hạt Mixbed không có khả năng tái sinh, hạt này sẽ được thay thế mới khi đã "no" theo định kì. ♦ Trên đây là các loại thiết bị lọc nước, vật liệu lọc nước cơ bản cần thiết phải có để cấu thành nên hệ thống lọc nước công nghiệp hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng vật liệu lọc nước sử dụng, thiết bị cấu thành nên hệ thống, các yếu tố khách quan như: chất lượng nước đầu vào, công suất hoạt động của nhà máy. Với từng yêu cầu cụ thể của hệ thống, sẽ có những thiết kế, lựa chọn vật liệu, thiết bị với các chức năng phù hợp nhằm đem lại hiệu quả xử lý nước cũng như chi phí đầu tư.
◊ Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Long Phú
◊ Trụ sở: Số 11, Ngõ 102, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
◊ Hotline: 0984.370.370
◊ Điện thoại: 024.3234.3888
◊ VPĐD phía Nam: 34 Đoàn Giỏi, Sơn Kỳ, Tân Phú, HCM
◊ GĐKT KV phía Nam: 0975 831 555 – Mr Hà
◊ Email: longphujsc@gmail.com
◊ Website: https://locnuocro.com.vn/
Hệ thống lọc tổng
Xử lý nước giếng khoan
Công nghệ lọc nước RO
Công nghệ lọc nước RO-DI
Công nghệ lọc nước EDI
Công nghệ DI-MIXBED
Tư vấn giải pháp
Thiết kế hệ thống
Thi công lắp đặt
Chuyển giao công nghệ
Bảo trì, bảo dưỡng
Khoan giếng công nghiệp