CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC RO - EDI -DI, HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CÔNG NGHIỆP

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Hướng dẫn cách nhận biết độ sạch của nước sinh hoạt đang sử dụng

Nhận biết nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng có sạch hay không?

Nguồn nước ô nhiễm, cuộc sống bị đe dọa đang là mối lo lắng của mọi người. Để xác định nước sinh hoạt gia đình có đạt độ an toàn hay không có thể nhận biết các dấu hiệu bằng trực quan (mắt thường) và kiểm tra cụ thể bằng bút thử TDS (thiết bị đo nồng độ chất rắn hòa tan trong nước).

Mối nguy cơ khi sử dụng nước sinh hoạt không an toàn

Theo các nghiên cứu và báo cáo thống kê của các tổ chức y tế hàng đầu thế giới thì có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển đều liên quan đến nguồn nước.

Đặc biệt con số thống kê này có khả năng cao hơn ở các ở các khu đô thị lớn. Bên cạnh đó, nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe, mà còn làm giảm tuổi thọ, gây hỏng hóc, thậm chí chập cháy các thiết bị điện trong gia đình.

Mặc khác, nước bẩn gây ra nhiều bệnh về  rất khó lường như tả, lị, viêm gan A, bại liệt, bệnh da liễu, bệnh về mắt, các chứng ngộ độc do vi sinh vật, lao… thậm chí là những bệnh nan y chưa có thuốc chữa trị khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt không sạch trong thời gian dài.

Cách nhận biết bằng độ sạch của nước sinh hoạt trực quan bằng mắt thường

Nước có mùi tanh, có mầu xanh vàng sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đã nhiễm bẩn.

Hầu như tất cả nguồn nước máy đề sử dụng phương án sục clo và ozon khử trùng ở đầu nguồn, mùi clo nồng vào buổi sáng người sử dụng lấy nước là do lượng clo, ozon dư trong nước.

– Nước có mùi khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo.
– Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2S
– Mặt nước có váng đen, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ là nước cứng.

Cụ thể biểu hiện của nước có chứa các thành phần ô nhiễm

– Nước bị nhiễm Mangan: Nếu nguồn nước bị nhiễm Mangan thì các dụng cụ bạn sử dụng trong nhà sẽ như sành sứ, bồn, bình nước nóng sẽ bị bám cặn đen, thức ăn lâu chín.
– Nguồn nước nhiễm canxi: Khi đun sôi nước, nếu thấy có hiện tượng cặn trắng, vẩn bẩn xuất hiện thì đấy chính là nguồn nước gia đình bạn đã nhiễm canxi nặng (đá vôi).
– Nước bị nhiễm Clo, Amoni: Khi mở nước máy, hoặc đun sôi nước có mùi Clo nồng thì khẳng định là nguồn nước máy gia đình bạn đã bị nhiễm Clo, Amoni.
– Nước bị nhiễm phèn, sắt: Khi nguồn nước sinh hoạt gia đình bị nhiễm phèn, sắt thì các vật dụng trong nhà sẽ có các vết hoen ố hay gỉ sét. Đồng thời, nước có mùi tanh, có vẩn đục và có màu vàng đậm hơn bình thường.
– Nước bị nhiễm Nitrit: khi luộc thịt thấy có màu hồng đỏ thì có nghĩa là nguồn nước này đã bị nhiễm Nitrit.
– Nước bị nhiễm Asen: Nếu nồng độ Asen trong nước cao thì nước bạn để trong bình sau một thời gian thì nước sẽ có vẩn đục màu trắng sữa.

Nhận định độ sạch của nguồn nước sinh hoạt thông qua chỉ số đo TDS

Bút thử TDS hay còn gọi là bút kiểm tra chất lượng nước. Thiết bị này có tác dụng đo chỉ số nồng độ chất rắn hòa tan trong nước: các khoáng chất, muối, kim loại,…

– Các bước xác định nguồn nước sạch, bẩn với bút đo TDS được tiến hành như sau:
Bước 1:Tháo bút ra khỏi hộp bảo vệ và nhận ON/OFF một lần trước khi cắm bút vào nước thử.
Bước 2: Cho đầu bút thử vào cốc nước (đầu bút thử TDS dưới mặt nước thử < 5cm).
Bước 3: Sau khoảng thời gian 3 phút, bút TDS sẽ trả về kết quả trên màn hình hiển thị Led.

Các mức độ sạch của nước hiển thị trên bút thử TDS:

  • 0-50 ppm: độ tinh khiết cao.
  • 50-100 ppm: độ tinh khiết cao tương đối.
  • 100-300 ppm: độ tinh khiết thấp.
  • 300-600 ppm: có khả năng đóng cặn.
  • 600-1000m: mùi vị không tốt.
  • >1.000 ppm: không uống được.

>>Tham khảo: Chỉ số đo TDS của nước

Tiêu chuẩn về chỉ số TDS và độ dẫn điện của nước
Tiêu chuẩn về chỉ số TDS của nước trong sinh hoạt, ăn uống

Theo quy định của tổ chức WHO, US EPA và cả Việt Nam, TDS <=500mg/L đối với nước ăn uống và <=1000g/L đối với nước sinh hoạt. Nếu vượt quá ngưỡng này, tức là loại nước này đang gặp vấn đề, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng.

– Ngoài ra có thể dùng thuốc thử để nhận biết chính xác các thành phần độc hại và mức độ ô nhiễm của nguồn nước.

Trên đây là một số phương pháp cơ bản để xác định độ sạch của nguồn nước sinh hoạt của bạn đang sử dụng có sạch hay không? Và mức độ ô nhiễm thế nào, nguy cơ tiềm ẩn gây ra các mầm bệnh do các thành phần độc hại trong nước đối với người sử dụng trong thời gian dài.

Qua bài viết này, Long Phú mong rằng sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho mọi người về cách nhận biết nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng có an toàn hay không? Từ đó, có thể đưa ra nhận định và phương án xử lý đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng nguồn nước. Quý khách hàng quan tâm đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp từ đội ngũ kĩ thuật có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xử lý nước. Xin cảm ơn!

error: