CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC RO - EDI -DI, HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CÔNG NGHIỆP

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ý nghĩa của chỉ số đo TDS | Các thông số TDS tiêu chuẩn sau các quá trình xử lý nước

Các thông số TDS tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước

Ý nghĩa của chỉ số đo TDS của nước

TDS là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước bao gồm: khoáng chất, muối, kim loại: canxi, magiê, natri, kali và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat. Chỉ số TDS càng cao tức là lượng chất rắn, ion hòa tan trong nước càng lớn, độ tinh khiết của nước càng thấp. Và ngược lại, nguồn nước có chỉ số TDS thấp tức là, lượng tạp chất trong nước càng ít, nguồn nước càng sạch.

Chỉ số TDS thường được sử dụng làm căn cứ xác định chất lượng nguồn nước đầu vào cũng như chất lượng nước sau khi qua xử lý.

>>Thảm khảo: Chỉ số TDS là gì?

Thiết bị đo chỉ số TDS được sử dụng với mục đích gì?

Thiết bị đo TDS của nước (bút đo TDS) được sử dụng để kiểm tra chất lượng nguồn nước đầu vào. Dựa vào chỉ số đo được, người ta có thể nhận định được tính chất nguồn nước trước khi sử dụng, và phương pháp xử lý nguồn nước đó với hệ thống xử lý nước phù hợp.

Chỉ số TDS của nước có tiêu chuẩn riêng cho từng mục đích sử dụng. Thông thường, bút đo TDS được sử dụng để kiểm tra chất lượng nước đầu vào, nguồn nước sinh hoạt hoặc nước uống trực tiếp. Với đòi hỏi nguồn nước siêu tinh khiết, người ta sử dụng một đại lượng khác để kiểm tra đó là: độ dẫn điện của nước (đơn vị: µS/cm).

Thiết bị đo chỉ số TDS của nước
Thiết bị đo chỉ số TDS của nước

Chỉ số TDS có thể đạt được sau khi qua quá trình xử lý nước

Nước sau khi được xử lý bằng các công nghệ như: lọc thô, công nghệ lọc RO, hay khử ion (khử khoáng) sẽ thu được nước thành phẩm có chỉ số TDS tiêu chuẩn. Dựa vào các chỉ số này, người ta sẽ đánh giá được khả năng xử lý nước của hệ thống và chất lượng nước sau xử lý có đảm bảo chất lượng trước khi được vào sử dụng hay không?

Tùy thuộc vào chất lượng nước đầu vào mà chỉ số TDS có được sau quá trình xử lý nước đạt được có thể khác nhau. Đối với các nguồn nước cơ bản như: nước giếng không bị ô nhiễm hay nguồn nước máy quốc gia thì sẽ cho ra kết qua như sau:

Chỉ số TDS của nước sau khi qua hệ thống lọc thô (hệ lọc nước đa tầng)

– Sau khi nước được xử lý qua hệ thống lọc thô, chỉ số TDS dao động từ 150ppm đến 300ppm. Nước sau lọc thô có thể an toàn sử dụng cho sinh hoạt.

Chỉ số TDS của nước sau khi qua hệ thống lọc nước RO

– Nước sau khi qua màng lọc RO có thể đạt được chỉ số TDS từ 12ppm đến 20ppm hay độ dẫn điện từ 20µS/cm đến 30µS/cm. Nước RO đã có thể uống trực tiếp.

Trên thực tế, máy lọc nước RO gia đình uống trực tiếp mà mọi người đang sử dụng được bổ xung thêm các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy, sẽ có chỉ số TDS cao hơn bình thường.

Chỉ số TDS của nước sau khi qua hệ thống lọc nước RO kết hợp khử khoáng DI

– Sau khi qua màng lọc RO, nước tiếp tục được đưa vào hệ thống khử khoáng DI (khử ion). Nước DI thu được có thể đạt chỉ số TDS 0,3ppm đến 2ppm. Nhưng trong thực tế, nước thành phẩm RO, DI người ta sử dụng chỉ số đo độ dẫn điện để đánh giá chất lượng nước, độ dẫn điện lúc này < 3µS/cm, có thể đạt mức gần về 0 (0,054µS/cm hay điện trở suất 18,5MΩ-cm ở điều kiện nhiệt độ 25°C). Nước thành phẩm DI siêu tinh khiết với chỉ số tiêu chuẩn trên có thể đưa vào sử dụng trong các ngành sản suất công nghiệp, bán dẫn, linh kiện điện tử, trong y tế, dược phẩm,…

Liên hệ nhận hỗ trợ, tư vấn về tiêu chuẩn TDS của nước

Quý khách hàng quan tâm hay cần hỗ trợ tư vấn về chỉ số TDS xác định chất lượng nguồn nước đang sử dụng, thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước theo tiêu chuẩn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

error: