Switch Core là gì? Sự khác nhau giữa Switch Core và Switch Access

Switch core là gì? Switch access là gì? Chúng được sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau về chức năng của hai loại switch này và ứng dụng của chúng trong hệ thống mạng.

Giới thiệu về các dòng Switch Core và Switch Access của Cisco

Với sự phát triển chóng mặt của mạng internet, hệ thống mạng ngày càng được nâng cao về cả chất lượng cũng như giải pháp kết nối, quản lý. Các thiết bị trong hệ thống cũng được nâng cao về chức năng, trong đó, thiết bị chuyển mạch (Switch mạng) là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong bất kì hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp, đây là thiết bị phân chia, cầu nối của các thiết bị trong hệ thống mạng nội bộ. Switch được phân chia thành các dòng tương ứng (Switch core, Switch Access) để đảm nhiệm chức năng trong hệ thống.

Hai dòng Switch của Cisco được sử dụng nhiều tại các hệ thống mạng tiêu chuẩn đó là Core Switch và Access Switch. Cùng chung một nhiệm vụ như nhau, tại sao Cisco lại sản xuất và phân loại ra 2 dòng sản phẩm này. Để tìm hiểu và làm rõ được vấn đề này đầu tiên chúng ta phải đi vào phân tích và tìm hiểu qua khái niệm của 2 dòng thiết bị nói trên.

Switch core là gì? Sự giống và khác nhau giữa switch core và switch access
Một số dòng switch core và switch access của Cisco

Switch Core là gì?

Trong mỗi một hệ thống Switch đều có một Core Switch tổng điều phối thông tin mạng, internet tới các Switch Access khác. Hiểu đơn giản hơn, Switch Core giúp kết nối và quản lý tập trung nhiều thiết bị trong cùng một hệ thống mạng. Ngoài nhiệm vụ chuyển mạch, các thiết bị core switch còn có các khả năng routing giống như trên Router

Access Switch là gì?

Switch Access là thiết bị chuyển mạch chia cổng cho các hệ thống hạ tầng mạng cuối cùng, giữa các máy tính với nhau. Thiết bị switch Access này đơn giản chỉ để kết nối và phân chia các địa chỉ mạng của các thiết bị trong cùng hệ thống mạng nội bộ.

Cách phân biệt Switch Core và Switch Access dựa trên bộ tính năng

Khi các mô hình mạng 3 lớp ngày càng lên ngôi và được sử dụng rộng rãi thì việc sử dụng Core Switch và Switch Access lại càng trở nên quan trọng:

Phân biệt theo tính năng của từng sản phẩm

Core Switch: Core Switch được ví như cột sống không thể thiếu trong hệ thống mạng vừa và lớn. Khi mà nhu cầu sử dụng đòi hỏi tốc độ làm việc và tính bảo mật lớn, cần Routing giữa các VLAN trong cùng mạng thì dòng Switch này có thể đáp ứng được điều đó.

Core Switch là phân khúc dòng thiết bị chuyển mạch Layer 3 có chức năng quản lý, Routing như các bộ định tuyến Router, một số mã nổi bật của Cisco như là: Switch Cisco C3850, Switch Cisco C9300, Switch C3650…

Switch Access: Switch Access cũng giống như Core Switch nhưng chúng lại không thể thực hiện trên các bộ chuyển mạch chuyên dụng để kết nối tới máy trạm thông qua lớp xử lý và phân phối dữ liệu Distribution.

Phân biệt theo mô hình 3 lớp của Cisco

Tuy cùng một hệ thống nhưng 2 dòng sản phẩm này hoạt động ở các tầng khác nhau. Trong mô hình 3 lớp của Cisco, Core Switch nằm trên cùng của mô hình 3 lớp và chúng thực hiện vận chuyển lượng lớn dữ liệu, tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy nhất định.

Switch Access hoạt động đơn giản hơn, thiết bị sử dụng trong việc cung cấp kết nối cổng đến Client trên một mạng, vì thế thiết bị này vẫn thường được gọi là Desktop Layer và đặc biệt phù hợp với các tính năng của lớp Access như:

  • Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.
  • Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không phải là hub/bridge.
  • Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có mật độ cổng cao, kết nối đến các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển mạch ở lớp phân phối.
Switch core là gì? Sự giống và khác nhau giữa switch core và switch access
Các dòng Switch core và switch Access thường được sử dụng trong hệ thống mạng

Điểm khác nhau giữa core switch và access switch

Thứ 1: Core Switch là thiết bị rất cần thiết trong mỗi hệ thống để quyết định tốc độ truyền tải cũng như các tính năng nâng cao và quản lý các thiết bị khác tập trung.

Thứ 2: Đối với Core Switch nếu một hệ thống mạng quá đơn giản bao gồm một máy chủ và nhiều máy con, việc lắp đặt và sử dụng Switch Core là điều không cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng Switch Distribution và Switch Access để thực hiện vấn đề này.

Thứ 3: Chỉ có một Core Switch được sử dụng trong một mạng lưới vừa và nhỏ, nhưng lớp kết hợp và lớp truy cập của nó có thể có nhiều switch khác nhau.

Lưu ý: Hệ thống switch Core cần lắp đặt trong 2 trường hợp chính đó là:

Khi các switch access con được đặt ở những vị trí khác nhau và có 1 switch phân phối ở mỗi nơi, trong trường hợp này chúng ta phải lắp đặt Switch Core để tối ưu hệ thống.

Trường hợp thứ 2 đó là khi số lượng access vượt quá hiệu suất truy cần của nó, thì việc lắp đặt Core Switch sẽ giúp tối ưu độ phức tạp của hệ thống mạng.

Điểm khác biệt chính giữa Core Switch và Access Switch của Cisco

  • Điểm khác biệt đầu tiên giữa 2 dòng thiết bị này đó là, Core Switch là thiết bị rất cần thiết trong mỗi hệ thống để quyết địh tốc độ truyền tải cũng như các tính năng nâng cao và quản lý các thiết bị khác tập trung.
Switch core là gì? Sự giống và khác nhau giữa switch core và switch access
Sơ đồ hệ thống sử dụng Core Switch

Hệ thống Core Switch Cisco

  • Điểm khác biệt thứ 2 đó là Core Switch không phải lúc nào cũng cần trong mạng LAN. Bởi vì nếu một hệ thống majg quá đơn giản bao gồm một máy chủ và nhiều máy con, việc lắp đặt và sử dụng Switch Core là điều không cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng Switch Distribution và Switch Access để thực hiện vấn đề này.
Switch core là gì? Sự giống và khác nhau giữa switch core và switch access
Sơ đồ hệ thống mạng có và không sử dụng Core Switch

Chức năng của Switch Core

  • Điểm khác biệt thứ 3 đó là chỉ có một Core Switch được sử dụng trong một mạng lưới vừa và nhỏ, nhưng lớp kết hợp và lớp truy cập của nó có thể có nhiều switch khác nhau.

Một vài lưu ý khi sử dụng Switch core

Hệ thống Core switch cần lắp đặt trong 2 trường hợp chính đó là:

Trường hợp 1: khi các switch access con được đặt ở những vị trí khác nhau và có 1 switch phân phối ở mỗi nơi, trong trường hợp này chúng ta phải lắp đặt Switch Core để tối ưu hệ thống.

Trường hợp 2: khi số lượng access vượt quá hiệu suất truy cần của nó, thì việc lắp đặt Core Switch sẽ giúp tối ưu độ phức tạp của hệ thống mạng.

Đơn vị bán, cung cấp, phân phối Switch chia mạng chất lượng tại Hà Nội

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều đơn vị phân phối các dòng switch mạng với nhiều hãng sản xuất lớn như: Switch PlanetSwitch Cisco, D-Link, TP-Link, B-TON,… với chất lượng và giá thành khác nhau.

Thiết bị mạng viễn thông Long Phú là đơn vị chuyên phân phối các dòng switch mạng, switch quang được nhập khẩu chính hãng với đầy đủ giấy tờ, chứng chỉ CO,CQ tiêu chuẩn chất lượng với giá thành hợp lý cho các đơn vị thi công.

Quý khách hàng có nhu cầu cần hỗ trợ thêm về giải pháp, tìm hiểu, hướng dẫn sử dụng, cấu hình Switch Core, Switch Layer 3Layer 2 hay nhận báo giá các loại Switch mạngSwitch PoE vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách chat, để lại số điện thoại hoặc gọi theo số Hotline trên website để nhận được hỗ trợ tốt nhất!

Công ty Cổ phần Long Phú
Trụ sở: Số 11, ngõ 102 Khuất Duy Tiến, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 097.787.0110
Website: https://locnuocro.com.vn/thietbimang/
Email: longphujsc.lp@gmail.com