CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC RO - EDI -DI, HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CÔNG NGHIỆP

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Nước nhiễm chì ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào?

Nguyên nhân nước sinh hoạt bị nhiễm chì và tác hại đối với cơ thể con người

Mọi người đều biết chì (kí hiệu hóa học: Pb) là kim loại cực độc đối với cơ thể con người. Nếu cơ thể bị nhiễm chì qua đường ăn uống (sử dụng nước bị nhiễm chì trong ăn uống, sinh hoạt) sẽ có nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ung thư. Cùng Long Phú tìm hiều về tác hại của nước bị nhiễm chì đối với sức khỏe con người qua bài viết này.

Tại sao nước ăn uống, sinh hoạt lại có thể nhiễm chì

– Với nước ngầm trong tự nhiên thì khả năng nhiễm chì khá cao bởi vì rất có thể đất ở một số vùng có chứa chì hòa tan vào trong nước ngầm. Thêm một nguyên nhân nữa là chì phát sinh ở trong rác thải, nước thải, đặc biệt là rác thải điện tử bị bỏ trên đất bị nước mưa (có tính axít) hòa tan ion chì và cuốn theo vào dòng nước đi vào nước ngầm. Nguy cơ nguồn nước ngầm bị nhiễm chì có nguy cơ cao ở những nơi có nhiều nhà máy, khu công nghiệp mà nguồn nước thải không được xử lý triệt để. Đây là những nguyên nhân chính làm cho nước sinh hoạt, ăn uống bị nhiễm chì.

– Đối với nước máy, là nguồn nước đã được qua xử lý, khả năng nước bị nhiễm chì khá thấp. Tuy nhiên không phải là không có, khả năng nhiễm chì có thể là do nước được dẫn qua các vật liệu có chứa chì như đường ống, van, bơm, vòi,… Đặc biệt là nước có pH thấp (nước có tính axít có thể hòa tan chì vào trong nguồn nước) thì khả năng mang theo chì là rất cao. Ngày nay người ta có tiêu chuẩn cho vật liệu của các vật dụng không có chì.

Nước bị nhiễm chì gây hại đến cơ thể như thế nào?

Nước nhiễm chì đặc biệt gây độc đối với trẻ em và phụ nữ mang thai:

– Đối với trẻ em: Sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt bị nhiễm chì sẽ gây ra các bệnh về não của trẻ em như: Kém thông minh, não chậm, vấn đề về thính lực, thậm chí bại não,…
– Đối với phụ nữ có thai: Sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt có nhiễm chì có thể làm sinh non hoặc xảy thai.
– Nước nhiễm chì cũng gây các tác hại đến người lớn trưởng thành như: Gây huyết áp cao, làm suy giảm chức năng thận, và suy giảm các vấn đề liên quan đến chức năng sinh sản, các bệnh về da,…
Nước bị nhiễm chì cũng là nguyên nhân gây ung thư cao cho những người sống trong khu vực mà nước bị nhiễm chì sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt trong thời gian dài.

Nồng độ chì trong nước bao nhiêu là an toàn

Nước ăn uống, sinh hoạt bị nhiễm chì rất độc đối với cơ thể con người nên cả tổ chức y tế thế giới WHO và tiêu chuẩn của bộ Y Tế Việt Nam đều quy định giới hạn cho phép của chì trong nước ăn uống là 0.01 mg/l (QCVN 01/2009). Chỉ cần một lượng rất nhỏ chì trong nước ăn uống, sinh hoạt đều có thể gây tổn hại về sức khỏe và các bệnh lý nguy hiểm.

Làm thế nào để kiểm tra biết được nước có bị nhiễm chì hay không?

Chì là chất kịch độc đối với cơ thể, tuy nhiên nước ăn uống, sinh hoạt bị nhiễm chì lại không có màu, mùi vị để nhận biết (giống như: clo có mùi đặc trưng, hay nước cứng có hiện tượng đóng cặn,…). Nên phải qua quá trình phân tích, kiểm tra mới biết được nguồn nước đó có bị nhiễm chì hay không và nồng độ chì trong nước là bao nhiêu.

Có thể kiểm tra nguồn nước có bị nhiễm chì hay không bằng cách mang mẫu nước đến phòng thí nghiệm để phân tích, hoặc cũng có thể kiểm tra chì trong nước ăn uống sinh hoạt nhà mình bằng giấy thử nhanh.

Từ đó có thể kết luận được nước nhà mình đang sử dụng có an toàn hay không? nước có bị nhiễm chì hay không và nồng độ chì trong nước là bao nhiêu để có phương án xử lý kịp thời. Tránh được các nguy cơ tiềm ẩn nhiễm độc chì từ nguồn nước dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

Phương pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm chì

Đối với nguồn nước bị nhiễm chì nói riêng, hay nguồn nước bị ô nhiễm, có nhiều tạp chất nói chung người ta sử dụng phương pháp sử dụng vật liệu lọc nước để hấp thụ, loại bỏ toàn bộ các tạp chất, độc tố tồn tại trong nước.

Hiện nay, người ta sử dụng công nghệ lọc thô để xử lý nguồn nước bằng cách sử dụng hệ thống lọc thô gồm 3 cột lọc:

1. Cột lọc đa vật liệu (loại bỏ bùn đất, cặn bẩn, kim loại nặng trong đó có chì),

2. Cột than hoạt tính (hấp thụ, loại bỏ các chất hữu cơ độc hại, gây mầu, mùi trong nước trong đó có Clo)

3. Cột làm mềm (chứa nhựa trao đổi ion có tác dụng làm mềm nước, loại bỏ các ion gây hiện tượng nước cứng tồn tại trong nước).

Sau 3 cột lọc, hệ thống bổ xung thêm cốc lọc tinh (đèn UV diệt khuẩn nếu cần) để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, xác vi khuẩn còn tồn tại trong nước có thể phát sinh trên đường ống tăng mức độ sạch cho nguồn nước.

Nước sau khi xử lý bằng hệ thống lọc tổng đã đạt tiêu chuẩn về nồng độ, thành phần các chất trong nước ở mức cho phép, an toàn sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt theo quy định của Bộ Y Tế.

Hệ thống lọc nước một cột trong sinh hoạt gia đình
Hệ thống lọc nước tổng sinh hoạt gia đình

Liên hệ nhận tư vấn về an toàn nguồn nước sinh hoạt, ăn uống và phương pháp xử lý nước bị nhiễm chì

Qua bài viết này, Long Phú hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho mọi người biết thêm về nguy cơ nước bị nhiễm chì, tác hại của nguồn nước bị nhiễm chì và phương pháp xử lý. Quý khách hàng quan tâm đến nguồn nước sinh hoạt có an toàn hay không, cách kiểm tra nguồn nước và phương pháp xử lý nước sinh hoạt bị nhiễm chì hoặc tìm hiểu thông tin về hệ thống lọc tổng sinh hoạt gia đình vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được những thông tin chính xác phương án xử lý hiệu quả nhất.

error: